Các nguyên nhân rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương là tình trạng dương vật không có khả năng cương cứng hoặc không giữ được sự cương cứng đủ lâu để tiến hành một cuộc giao hợp trọn vẹn. Chứng bệnh này đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đời sống tình dục và mối quan hệ của  rất nhiều cặp vợ chồng. Vậy nguyên nhân rối loạn cương dương là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này để tích lũy thêm vốn kiến thức về giới tính cũng như biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Nguyên nhân rối loạn cương dương là gì?

Sự kích thích tình dục ở nam giới và khả năng cương cứng của dương vật là cả một quá trình phức tạp bao gồm nhiều yếu tố kết hợp như : Não bộ, hoormone, cảm xúc, hệ thần kinh trung ương, các cơ và hệ thống mạch máu. Do đó hiện tượng rối loạn chức năng cương dương có thể xảy ra khi bạn gặp bất kì vấn đề nào với một trong các yếu tố kể trên. Ví dụ như những căng thẳng về mặt tâm lý hay tình trạng sức khỏe có thể là nguyên nhân gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng rối loạn cương dương.

nguyên nhân rối loạn cương dương là gì

 

Bạn đang quan tâm rối loạn cương dương là gì? Thực tế cũng có rất nhiều quý ông mắc phải chứng bệnh này mà không biết được mình bị bệnh do đâu. Dưới đây là các nguyên nhân gây rối loạn cương dương phổ biến bạn cần biết:

Trước thực trạng đáng báo động về tình trạng suy giảm sinh lý nam, VTV2 đã thực hiện chương trình Sống khỏe mỗi ngày số phát sóng “Tăng cường sinh lực phái mạnh”. Bài thuốc Sinh lý nam Đỗ Minh được lựa chọn giới thiệu tới đông đảo khán giả bởi hiệu quả cao lại an toàn.

# Rối loạn cương dương do các vấn đề về sức khỏe

Trong rất nhiều trường hợp rối loạn cương dương do ảnh hưởng của các vấn đề về sức khỏe gây ra. Nếu bạn bị rối loạn cương dương kéo dài, hãy coi chừng vì rất có thể bạn đang mắc một trong số các căn bệnh dưới đây:

  •  Các bệnh lý ở tim: Bệnh mạch vành, hở van tim, thấp tim, phình động mạch chủ bóc tách, bệnh tim bẩm sinh…
  • Bệnh xơ vữa động mạch
  • Cholesterol trong máu cao
  • Cao huyết áp
  • Đái tháo đường ( tiểu đường)
  • Bép phì
  • Hội chứng chuyển hóa: Một thuật ngữ dùng để nói về những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch cao.
  • Bệnh Parkinson: Chỉ tình trạng rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương
  • Bệnh Peyronie: Căn bệnh xảy ra khi có sự xơ cứng và hình thành mô sẹo trong dương vật
  • Viêm tuyến tiền liệt hoặc ung thư tuyến tiền liệt
  • Các tổn thương ở vùng chậu hoặc tủy sống…

# Nguyên nhân tâm lý của rối loạn cương dương

Não bộ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kích hoạt các chuỗi sự kiện thể chất gây ra sự kích thích và cương cứng ở dương vật. Một số vấn đề về tâm lý có thể gây trở ngại cho cảm giác tình dục và dẫn đến chứng rối loạn cương dương như:

  • Bệnh nhân bị trầm cảm, lo lắng hoặc các  vấn đề tâm thần khác
  • Trục trặc trong mối quan hệ vợ chồng hoặc các mối quan hệ xã hội

nguyên nhân rối loạn cương dương là gì 1

Stress gây rối loạn cương dương ở nam giới

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Bên cạnh các nguyên nhân gây rối loạn cương dương kể trên thì một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi nam giới có nguy cơ mắc rối loạn cương dương càng cao, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy trong số các  bệnh nhân mắc căn bệnh này thì có 12% nam giới trong độ tuổi dưới 60, 22% ở độ tuổi 60-70 và 30% nam giới mắc bệnh tuổi từ 70 trở lên.
  • Hút thuốc lá: Các chất độc hại có trong thuốc lá làm hạn chế lưu lượng máu đến tĩnh mạch và động mạch. Từ đó gây ra các chứng bệnh mãn tính và dẫn đến bệnh rối loạn cương dương.
  • Thuốc men: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị cao huyết áp… có thể gây ra tác dụng phụ khiến cho người sử dụng bị rối loạn cương dương.
  • Rượu, ma túy: Những người thường xuyên sử dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu, ma túy có nguy cơ bị rối loạn cương dương rất cao.

Tóm lại: Nguyên nhân rối loạn cương dương là gì? Rối loạn cương dương là một tình trạng phổ biến ở nam giới do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Hãy tìm đến bác sĩ ngay khi bạn có biểu hiện nghi ngờ mắc căn bệnh này để có thể loại trừ các nguyên nhân tiềm ẩn và vạch ra cho bạn một kế hoạch điều trị hiệu quả nhất.

BẠN NÊN XEM THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo