Hướng dẫn cách ngâm rượu cá ngựa khô, tươi cực chuẩn
Rượu cá ngựa từ lâu đã được xem là hảo tửu bởi khả năng tăng cường sức mạnh trong chuyện ấy, giúp quý ông chinh chiến được lâu hơn cũng như thêm phần sung mãn. Tuy nhiên không phải quý ông nào cũng biết ngâm rượu cá ngựa khô, tươi sao cho đúng. Nếu đang phân vân về vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.
Uống rượu cá ngựa có tác dụng gì, trị bệnh gì?
Có nhiều loại cá ngựa khác nhau như cá ngựa gai, cá ngựa chấm, cá ngựa thân trắng, cá ngựa lớn, cá ngựa Nhật Bản, cá ngựa vàng,… Trong số này cá ngựa vàng thường được sử dụng nhiều nhất ở nước ta. Khu vực phân bố của cá ngựa chủ yếu ở vùng nước gần bờ, độ mặn cao tại các quốc gia: Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Philipines,…
Trong Y học cổ truyền, cá ngựa được gọi là hải mã, thủy mã. Chúng được xếp vào nhóm dược liệu có vị ngọt, mặn, tính ấm, đi vào can thận. Y học cổ truyền đã dùng cá ngựa phối hợp với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốc ngâm rượu để bổ dương, tăng cường sinh lực nam giới, giúp ấm thận, tráng dương, tiêu nhọt sưng, tiêu báng hòn,… Cách dùng cá ngựa phổ biến nhất từ xưa đến nay là dùng ngâm rượu cùng với các dược liệu khác.
Hướng dẫn cách ngâm rượu cá ngựa khô, tươi
1.Chọn cá ngựa để ngâm rượu
Bước chọn cá ngựa vô cùng quan trọng để có một bình rượu cá ngựa khô chất lượng. Nếu chọn cá ngựa tươi, bạn chỉ cần chọn những con còn khỏe, không có dấu hiệu lạ trên cơ thể, kích thước không quá bé. Nếu chọn cá ngựa khô nên chú ý xem cá ngựa có săn chắc không, mắt cá có trong hay không, có ươn và mùi lạ hay không. Cá ngựa tốt cứng nhưng vẫn có độ dẻo nhất định, ấn vào không vỡ vụn, cá ngựa khô có độ bóng nhẹ, bề mặt nhám, sờ không thấy nhớt và ẩm.
Cá ngựa kém chất lượng thường có mùi khó chịu, hình dạng không nguyên vẹn, có thể không còn mắt, mắt đục,… sờ thấy ẩm ướt và nhớt. Ngoài ra cá ngựa đã được dùng ngâm rượu trước đây sẽ kém chất, có mùi thuốc Bắc, cá ngựa giả quan sát kỹ thường không thật, nhất là phần mắt, đặc biệt có mùi nhựa, không có được mùi tanh tự nhiên của cá ngựa.
2.Cá ngựa ngâm rượu với gì?
Cá ngựa ngâm rượu với nhân sâm là phổ biến nhất. Ngoài ra, cá ngựa ngâm rượu cùng với ba kích, dâm dương hoắc cũng được nhiều người ưa thích. Các dược liệu trên đều có tác dụng tốt cho sinh lý nên sẽ bổ sung công năng khi ngâm cùng với cá ngựa. Ngoài ra cá ngựa còn có thể ngâm rượu cùng với long nhãn, cốt toái bổ cũng khá dễ uống. Một số trường hợp cá biệt có thể ngâm rượu cùng với đông trùng hạ thảo nhưng thường ít người áp dụng vì chi phí rất đắt đỏ.
3.Cách ngâm rượu cá ngựa khô như thế nào?
Chuẩn bị:
- Cá ngựa 2 cặp.
- Thiên niên kiện.
- Dâm dương hoắc.
- Đan sâm.
- Ba kích.
- Long nhãn.
- Kỷ tử.
- Nhân sâm.
- Trần bì.
- Hà thủ ô.
- Ngưu tất
- Đương quy.
- Rượu nếp 35 – 40 độ.
- Bình thủy tinh ngâm rượu.
Thực hiện:
- Cá ngựa khô ngâm với rượu theo tỉ lệ 1:5.
- Các vị thuốc Đông Y bạn có thể mua sẵn ở tiệm thuốc Bắc với thang thuốc đã được cân sẵn.
- Cho vào bình ngâm rượu cùng với cá ngựa khô.
- Sau 10 ngày là có thể dùng được.
4.Cách ngâm rượu cá ngựa tươi
Nếu dùng cá ngựa tươi, bạn cần nhờ người bán sơ chế, lấy phần tạng ra rồi mới có thể ngâm rượu. Thông thường cá ngựa sống được thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị:
- Cá ngựa tươi 1 hoặc 2 cặp.
- Long nhãn 20g.
- Cốt toái bổ 20g.
- Nhân sâm 30g.
- Rượu trắng 35 – 40 độ.
Thực hiện:
- Cho cá ngựa vào ngâm, các nguyên liệu khác cắt lát nhỏ.
- Đổ khoảng 1 lít rượu trắng vào ngâm khoảng 10 ngày hoặc lâu hơn.
- Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 20 – 40ml rượu cá ngựa.
Rượu cá ngựa ngâm bao lâu?
Thông thường rượu cá ngựa ngâm 10 ngày là có thể dùng được, tuy nhiên càng để lâu rượu sẽ càng thơm ngon.
Trên đây là một số hướng dẫn ngâm rượu cá ngựa khô, cá ngựa tươi dành cho bạn. Hi vọng qua một số gợi ý dưới đây, bạn có thể thực một bình rượu chất lượng. Chúc bạn thành công.
Thông tin hữu ích dành cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!